Thói quen tưởng như vô hại này có thể khiến vi khuẩn xâm nhập, tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh, làm hỏng răng, thậm chí giảm tuổi thọ.
Các nhà nghiên cứu cho biết khoảng 20-30% dân số trên thế giới có thói quen cắn móng tay. Nguyên nhân do sự căng thẳng, lo âu, hội chứng Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) hay đơn giản là không có gì làm. Dù có vẻ không nguy hiểm nhưng các vi khuẩn, nấm từ móng tay sẽ theo đường miệng đi vào cơ thể, khiến bạn dễ mắc cảm cúm, gây tổn thương răng nướu.
Dưới đây là những tác hại khi cắn móng tay:
Vi trùng, vi khuẩn xâm nhập
Bác sĩ Raman Madan, Giám đốc khoa Da liễu Mỹ phẩm thuộc Đại học Y Zucker, cho biết những người hay cắn móng tay có lượng vi khuẩn E. Coli trong nước bọt cao gấp ba lần thông thường. Ngoài ra, có nhiều mầm bệnh ở dưới móng tay không thể quan sát được bằng mắt thường, như tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn Strep hoặc vi khuẩn gây bệnh bạch hầu Coryneform.
Dễ mắc cúm hoặc cảm lạnh
Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), có hơn 200 loại virus gây cảm lạnh tồn tại trong móng tay. Để ngăn ngừa, cách tốt nhất là ngừng thói quen này và rửa tay thật sạch bằng xà phòng thường xuyên.
Gây tổn thương cho răng
Viện Nha khoa Mỹ phát hiện cắn móng tay dễ gây sứt mẻ hay mòn răng cửa, cũng như làm đau và tổn thương mô nướu. Bạn có thể dùng dụng cụ bảo vệ răng chuyên dụng để hạn chế thói quen cắn móng tay.
Móng tay có nguy cơ bị nhiễm trùng
Bác sĩ Madan cảnh báo nấm và vi khuẩn gây hại có thể dễ dàng xâm nhập, gây nhiễm trùng nếu móng tay bị rách và hở. Hiện tượng này gọi là viêm quanh móng mạn tính, khiến bạn vô cùng đau đớn, đặc biệt là khi bác sĩ phải can thiệp phẫu thuật để rút các móng tay bị nhiễm trùng ra. Bên cạnh đó, móng có khả năng tổn thương nếu bị cắn quá sâu, cản trở quá trình mọc lại, dẫn đến móng mọc ngược hoặc để lại sẹo.
Phản hồi gần đây