Buông bỏ giận dữ
Tức giận, buồn bực là nguyên nhân chính gây ra các triệu chứng viêm và bệnh mạn tính ở người lớn tuổi.
Cảm xúc chỉ xuất hiện thoáng qua nhưng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển ở mỗi con người, nhất là những cảm xúc tiêu cực. Trong một số trường hợp, cảm xúc tiêu cực là nguồn động lực để bắt đầu quá trình chữa lành sau những tổn thương. Thế nhưng, khi con người già đi và thường xuyên đối mặt với các vấn đề sức khỏe, cảm xúc tiêu cực lại làm suy giảm thể chất, nhận thức.
Trên Psychology and Aging, các nhà khoa học Canada cho biết đã khảo sát cảm xúc của 200 người từ 59 đến 93 tuổi. Kết quả cho thấy những người ở độ tuổi 80 trở lên thường xuyên gặp các cảm xúc tiêu cực như tức giận có mức độ viêm nhiễm cơ thể cao. Viêm nhiễm là dấu hiệu bình thường, diễn ra khi cơ thể chống lại các tổn thương nhưng nếu xảy ra thường xuyên sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. So với người ít tức giận, người hay tức giận cũng mắc nhiều hơn ít nhất một bệnh, như ung thư hoặc các vấn đề tim mạch.
Theo Carsten Wrosch, giáo sư tâm lý học ở Đại học Concordia University (Canada), giận dữ không những không giải quyết vấn đề gì mà còn khiến con người stress hơn, thậm chí dẫn đến rối loạn chức năng sinh lý.
Ảnh: Greater Good in Action. |
Nghiên cứu khác trên tạp chí American
Trước đây, nghiên cứu khác trên tạp chí American Journal of Geriatric Psychiatry cũng từng chỉ ra mối liên hệ giữa cảm xúc và sức khỏe. Cụ thể, người suy nghĩ lạc quan, kiên cường, vị tha thường có sức khỏe tốt hơn những người hay buồn bực.
Dù rất khó kiểm soát cảm xúc, con người vẫn có thể học cách điều chỉnh chúng. Để giảm bớt giận dữ, Hiệp hội Tâm lý Mỹ khuyến nghị các phương pháp thư giãn, xả stress như tập thở, yoga. Bên cạnh đó, bạn hãy sử dụng lời nói một cách hợp lý, cải thiện kỹ năng giao tiếp và tránh xa các điều tiêu cực trong cuộc sống.
Phản hồi gần đây