TPO – Chùa Tam Chúc toạ lạc thị trấn Ba Sao, Kim Bảng (Hà Nam) gắn với truyền thuyết “Tiền Lục nhạc – hậu Thất Tinh”. Đây là nơi diễn ra Đại lễ Vesak 2019 với 20 du khách, phật tử, các chức sắc tôn giáo trong nước và quốc tế tham gia.
Chùa “Ba Sao” thuộc thị trấn Ba Sao
Truyền thuyết kể lại, trên 7 ngọn núi này đều xuất hiện một đốm sáng lớn tựa như 7 ngôi sao, sáng lung linh. Sau đó người đến núi Thất Tinh đục đẽo, chất củi thành đống lớn và đốt nhiều ngày hòng lấy đi 7 ngôi sao đó. Chính vì 4 ngôi bị đốt nhiều nên bị mờ dần đi, cuối cùng chỉ còn lại 3 ngôi sao.
Vì thế, chùa “Thất Tinh” sau này được đổi thành chùa “Ba Sao” thuộc thị trấn Ba Sao (Kim Bảng), ông Độ nói.
Khu du lịch quốc gia năm 2013
Quần thể khu du lịch Tam Chúc được Thủ tướng công nhận là khu du lịch quốc gia năm 2013. Quần thể chùa Tam Chúc có tổng diện tích gần 5.000ha, bao gồm hồ nước, núi đá rừng tự nhiên và các thung lũng.
Đây là ngôi chùa rất đặc biệt, với cảnh quan hùng vĩ, tiền lục nhạc, hậu thất tinh, mặt trước có 6 quả núi giữa lòng hồ. Tương truyền rằng đây là 6 quả chuông của nhà trời đưa xuống. Hậu thất tình nghĩa là đằng sau có 7 ngọn núi có thể phát sáng khi có ánh trăng về đêm. Từ các hiện vật khảo cổ, bước đầu có thể kết luận chùa Tam Chúc có niên đại trên 1.000 năm.
Theo hòa thượng Thích Đức Thiện, Phó chủ tịch Giáo hội Phật giáo, Tổng thư ký Vesak 2019, có 1.650 đại biểu quốc tế từ 112 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự, trong đó nhiều vị tăng vương, tăng thống, lãnh đạo giáo hội, nhà nghiên cứu… Hơn 20.000 đại biểu là phật tử, nhân dân trong nước cùng dự.
Năm 2008, lần đầu Việt Nam đăng cai Vesak và ra tuyên ngôn Hà Nội, kêu gọi cộng đồng quốc tế nỗ lực đảm bảo hòa bình thế giới, cải thiện chất lượng sống cho tất cả mọi người. Các đại biểu nhất trí giải quyết 16 vấn đề lớn, trong đó nhấn mạnh phòng chống xung đột và chiến tranh; giải trừ vũ khí hạt nhân, sinh học; ngăn ngừa ô nhiễm đại dương và các vùng biển.
Năm 2014, lần thứ hai Việt Nam đăng cai Vesak với 95 quốc gia tham dự, ra tuyên ngôn kêu gọi cộng đồng hướng đến mục tiêu phát triển thiên niên kỷ dựa trên ba trụ cột: bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế, công bằng xã hội. Nguyên tắc phát triển bền vững được đưa ra là bình đẳng, công bằng, bảo vệ nhân quyền, thúc đẩy giáo dục.
Đặc biệt, tuyên ngôn còn cam kết thúc giục các nhà lãnh đạo chính trị giải quyết tranh chấp liên quan đến chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, quyền tài phán của vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thông qua các cuộc đàm phán và biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế.
Phản hồi gần đây