Ở vùng biển Quảng Yên (Hạ Long, Quảng Ninh), có một loại ốc khổng lồ, nặng tới 3kg. Loại đặc sản này có thể chế biến rất nhiều món ngon. Một mâm 6 – 7 người chỉ cần dùng 1 con ốc là đủ.
Loài ốc khổng lồ ở Quảng Ninh
Ốc tu lơn hay còn gọi là ốc giác vàng, thường xuất hiện ở vùng biển duyên hải Nam Trung bộ kéo dài xuống tận phía Nam. Ốc giác to con, vỏ dày, nặng trung bình khoảng 0,3 – 0,5kg/con, có những con trọng lượng trên cả ký.
Ốc tu lơn ở Quảng Ninh có trọng lượng khủng |
Nhưng ốc tu lơn ở vùng biển Quảng Ninh con bé đã nặng khoảng 1 kg, to hơn so với loại ốc to trong Nam. Ốc to có thể đạt khối lượng trên 3 kg.
Loại đặc sản của vùng biển Quảng Yên (Hạ Long) này có thể chế biến rất nhiều món nên khách ăn nhiều cũng sẽ không bị ngấy. Phần cùi thịt trắng trong, cứng giòn như mề gà, phần ruột thịt có màu nâu nhạt, mềm, vị bùi và béo béo. Một mâm 6 – 7 người chỉ cần dùng 1 con ốc là đủ vì phần thịt của ốc rất nhiều, trọng lượng vỏ không đáng kể.
Ở phía Nam, ốc giác vàng có thể không quá hiếm, nhưng ở Quảng Ninh, các nhà hàng phải có mối thân quen mới nhập được. Ốc không bán lẻ ngoài chợ và mỗi ngày tối đa cũng chỉ 10 kg.
‘Thần dược’ cho quý ông không hiệu nghiệm ‘thối lại tiền’
Nhiều người miền xuôi khi lên huyện miền núi Sơn Tây, Quảng Ngãi không khỏi bất ngờ khi nhìn thấy loại nấm có hình dáng cực lạ. Đó là nấm ngọc cẩu.
Nhiều u cục nổi trên nấm Ngọc cẩu toác vỏ để lộ bên trong màu tím bầm. |
Loại nấm này là một khối (cục) tròn, có trọng lượng gần 10 kg, màu nâu sậm. Bề mặt phía trên của nó nổi lên nhiều u cục, với chiều dài 2-4 đốt tay và tròn to hơn nữa cổ tay của người lớn. Trên đỉnh của số u cục này phần vỏ ngoài bị nứt toác, để lộ phía trong màu đỏ bầm. Đặc biệt một số u cục trông khá giống “của quý” của cánh mày râu, điều này khiến không ít chị em phụ nữ giới phải đỏ mặt khi nhìn.
Ngọc cẩu khô có giá bán khoảng 400.000 đồng/kg, còn để tươi và nguyên cục được bán với giá 100-150.000 đồng/kg.
Một người chuyên sưu tầm các loại rượu ngâm ở Quảng Ngãi khẳng định “chắc như đinh đóng cột”: Ngọc cẩu chủ yếu được mua về ngâm rượu. Sau một thời gian ngâm có màu đỏ, khi uống có vị chát. Tác dụng tăng cường sinh lực cho đàn ông của rượu ngọc cẩu thì khó có thứ nào sánh bằng.
Thật hư về công dụng thì chưa rõ, nhưng có thể do một phần hình dáng nấm ngọc cẩu giống như “của quý” của nam giới nên làm nhiều người tin hơn lời đồn thổi về công dụng tăng cường sinh lực của loại nấm này.
Dịch bệnh lây lan, đáng sợ mua bán lợn chết, lợn bệnh
Đến thời điểm 9 giờ sáng ngày 14/3, dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại 221 xã, 52 huyện của 17 tỉnh, thành phố.
Trước tình trạng dịch tả lợn châu Phi đang bùng phát mạnh, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường cho rằng, nếu không quyết liệt thì nguy cơ nhãn tiền là lây lan tốc độ nhanh, gây loạn cả một ngành hàng.
Về nguyên nhân khiến dịch bệnh lây lan nhanh, theo báo cáo của Cục Thú y, kết quả bước đầu điều tra, xác định nguyên nhân chính dẫn đến bệnh DTLCP xuất hiện tại các tỉnh, thành phố là do một số người chăn nuôi, thương lái chưa nhận thức đầy đủ được tính chất nguy hiểm của dịch bệnh, cũng như vì lợi ích kinh tế trước mắt nên khi có lợn bệnh, lợn chết đã mua bán, vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ lợn bệnh, lợn nghi mắc bệnh, dẫn đến dịch bệnh lây lan nhanh, ở phạm vi rộng.
Cá còm xứ Nghệ, ‘ếch đại gia’: Đặc sản ‘vét túi’ dân sành ăn
Cá còm là loại cá nhỏ bằng ngón tay, chỉ sống ở khe suối. Ngày xưa loại cá này chỉ dành cho người nghèo, đến nay, nhờ tài nghệ của người đầu bếp xứ Nghệ mà loại cá này trở thành đặc sản.
Người dân thường bán cá còm với giá dao động từ 100.000 – 150.000 đồng/kg. Cá còm thịt thơm, xương mềm, cá sau khi được đưa về còn tươi được chế biến thành nhiều món ăn thơm ngon như: Cá còm nấu canh chua, cá còm rán, cá còm kho tộ, cá còm kho nghệ…
Cá còm sau nhiêu công đoạn chế biến rất thơm ngon, bổ dưỡng. |
Còn ở thánh địa Mẫu Sơn có một loài ếch được mệnh danh là “ếch đại gia”. Đó là loài ếch hương Mẫu Sơn hay còn gọi bằng tên gọi khác là ếch đại gia, ếch vương, ếch công nương…
Xưa, ếch hương là đặc sản dùng cống nạp lên vua chúa, chỉ những phần thừa sau đợt cống nạp người dân mới được phép ăn nên người ta còn gọi là ếch tiến vua. Ngày nay, ếch hương vẫn là món ăn quý hiếm nên người địa phương thường chỉ sử dụng trong những dịp lễ lạt trọng đại hoặc dành đãi khách quý. Thịt loài ếch này được coi là “thần dược” trong chốn phòng the.
Rau dớn, bò khai, tầm bóp giá cao vẫn ‘cháy hàng’ ở Thủ đô
Nhiều loại rau rừng có xuất từ các tỉnh Tây Bắc như Sơn La, Lạng Sơn, Lào Cai được bán tại thủ đô Hà Nội với mức giá khá cao.
Tuy nhiên, theo như lời kể của người bán “hàng về bao nhiêu hết bấy nhiêu”, thậm chí còn “cháy hàng” không có để bán.
Rau tầm bóp giá cao vẫn đắt hàng. |
Hiện loại rau dớn đang được bán ở Hà Nội với giá 200.000 đồng/kg. Giá rau bò khai (rau da hiến) khoảng 100.000 – 150.000 đồng/kg, rau sắng (rau ngót rừng) có giá 90.000 – 130.000 đồng/kg, rau tầm bóp 60.000 đồng/kg, rau pắc khỉ 90.000 đồng/kg, măng sặt có giá 80.000 đồng/kg, măng đắng 60.000 đồng/kg, rau tập tàng rừng 200.000 đồng một kg…
Trứng gà rẻ chưa từng thấy, nông dân lỗ nặng
Nhiều năm trở lại đây, sau Tết, giá các loại trứng gia cầm thường có xu hướng giảm nhẹ so với thời điểm trước Tết Nguyên đán. Song, năm nay giá trứng liên tục giảm sâu xuống dưới giá thành. Hiện giờ giá trứng xuất buôn tại chuồng chỉ được 1.000-1.100 đồng/quả.
Tình trạng này khiến người chăn nuôi đối diện với việc thua lỗ nặng. Đáng chú ý, tình trạng này đến nay đã kéo dài hơn 1 tháng mà giá trứng vẫn chưa có dấu hiệu tăng trở lại.
Theo báo cáo của Cục Chế biến và Phát triển thị trường, do thị trường tiêu thụ chậm, trong khi nguồn cung từ các trang trại chăn nuôi khá dồi dào nên trong tháng 2 giá trứng gà bán tại trại khu vực Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long cũng giảm xuống còn 1.250 đồng/quả.
Phản hồi gần đây